Lĩnh vực hoạt động
Biểu phí tư vấn
Tư vấn pháp luật
Thống kê
Trực tuyến: 3
Lượt truy cập: 036401
.:.  Vụ việc tư vấn
  • Vợ chồng ông Nguyễn Văn A có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất 300 m2 đất ở, trong đó có 100 m2 có tranh chấp với ông Trần Văn B do ông B xây nhà trên phần đất này. Vụ án tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật năm 2000 của tòa án có thẩm quyền với nội dung: -         Hủy quyết định và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 300 m2 đã cấp cho vợ chồng ông Trẩn Văn B; -         Yêu cầu UBND huyện K xác định lại phần diện tích đất hợp pháp của hộ gia đình ông Nguyễn Văn A, hộ gia đình ông Trần Văn B và các hộ liên kề. Trên cơ sở đó UBND thị trấn V, huyện K tỉnh T lập biên bản bàn giao đất ở và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện K xác định lại diện tích đất hợp pháp cho vợ chồng ông A. Sau đó ông Nguyễn Văn A bị UBND huyện K thu hồi  200 me đất ở và được Nhà nước bồi thường 500 triệu đồng theo đúng khung giá đất. Trong quyết định thu hồi đất UBND huyện K giao cho UBND thị trấn V thanh toán tiền cho các hộ bị thu hồi đất, trong đó có hộ gia đình ông A. Ông A đồng ý với quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không khiếu nại gì.
  • Giải quyết tranh chấp về QSDĐ do có sự lấn chiếm cần phải thu thập các chứng cứ gì để chứng minh? Trường hợp phần đất lấn chiếm đã xây nhà kiên cố thì xử lý như thế nào? Hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm theo Điều 12 Luật Đất đai 2013. Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại QSDĐ mà một bên lấn chiếm thì cần phải thu thập đầy đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tài liệu về đất đai được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như: sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ địa chính, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất, … các tài liệu thể hiện hiện trạng thửa đất trước khi có việc lấn chiếm đất để có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của mỗi bên.
  • Nguồn gốc 10 ha đất được ông Đoàn Văn T, bà Lê Thị L khai phá và sử dụng từ năm 1994 thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ TN, huyện ĐB tỉnh H. Ngày 28 tháng 02 năm 2002, ông Đoàn Văn T bán cho ông H 8 ha đất nêu trên với giá 160 triệu đồng và tặng 2 ha còn lại cho nhà chùa (ông H đại diện nhà chùa đã nhận). Ông H đã trả cho ông T 140 triệu đồng còn nợ lại 20 triệu đồng, hợp đồng mua bán tặng cho viết tay không qua thủ thục công chứng, chứng thực. Phía ông T cho rằng việc ông H đại diện cho nhà chùa đã sử dụng không đúng mục đích, vì vậy yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nêu trên. Ông T, bà L yêu cầu tư vấn về việc hủy hợp đồng mua bán nêu trên.
  • Theo bà Trần Thị L, khu đất 27.860 m2 đất nông nghiệp tại xã X huyện N, tỉnh M thuộc quyền sử dụng của bà nhưng không có giấy tờ chủ quyền hợp pháp. Năm 1973 bà L cho ông Trần T mượn 5 công và cho ông Nguyễn K mượn 10 công, nhưng sau đó ông T và ông K không trả lại đất cho bà L. Bà L muốn khởi kiện yêu cầu ông T và ông K trả lại đất. Còn phía ông T cho rằng nguồn gốc đất là của cụ Nguyễn Văn H (ông ngoại của ông) mua của ông Nguyễn Văn X  từ năm 1948, cụ H đã chia lại cho mẹ của ông là bà Nguyễn Thị G. Bà G chết để lại cho ông và ông K sử dụng và đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, nên không đồng ý yêu cầu của bà L. Theo quy định của pháp luật đất đai thì có cơ sở để bà L đòi lại QSDĐ từ ông T và ông K không?  
  • Vợ chồng tôi có diện tích đất 900m2 tọa lạc tại ấp TH xã TB, thị xã TN, tỉnh TN có nguồn gốc được vợ chông tôi khai phá từ năm 1956, đã được chế độ cũ cấp giấy tờ sử dụng đất hợp lệ. Năm 1982, vợ chồng tôi có cho vợ chồng ông L đến ở nhờ trên một diện tích đất 100m2. Năm 2009, vợ chồng tôi yêu cầu vợ chồng ông L trả lại diện tích đất trên. Ngày 26/8/2013, hai bên đã thỏa thuận tại UBND xã và vợ chồng ông L đồng ý trả đất cho chúng tôi. Ngày 27/01/2014 vợ chồng ông L được UBND thị xã TN cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với mảnh đất trên. Sau đó vợ chồng ông L không đồng ý trả lại đất với lý do đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Vậy trong trường hợp này, vợ chồng tôi phải làm gì để đòi lại đất của mình?
  • Vợ chồng ông Lê Văn S và bà Nguyễn Thị L có diện tích đất 12.000m2 tại xã PH huyện K tỉnh S được chế độ cũ cấp giấy chủ quyền ngày 28/11/1966. Năm 1968 vợ chồng ông S cho vợ chồng ông Đ thuê canh tác. Đến năm 1981, thực hiện chủ trương cải tạo đất nông nghiệp của nhà nước, Hợp tác xã nông nghiệp đã đưa toàn bộ diện tích đất của ông S vào tập đoàn và sau đó giao lại cho gia đình ông Đ thuê diện tích đất này. Đến năm 1989 vợ chồng ông S đòi lại đất cho gia đình ông Đ thuê. UBND xã PH tiến hành giải quyết yêu cầu ông Đ trả lại 1,5 công đất, còn 01 công ông Đ được sử dụng tính vào công bồi đắp, ông bà S đã nhận lại 1,5 công đất trên. Sauk hi ông S chết (năm 1987)  và L chết năm (2007) anh B là người hưởng thừa kế toàn bộ diện tích đất này đã xuất trình tờ chúc ngôn do bà L lập yêu cầu gia đình ông Đ trả toàn bộ diện tích đất mà gia đình ông Đ đã thuê. UBND xã PH tiến hành giải quyết nhưng ông Đ không đồng ý trả lại đất cho anh B. Ngày 25/12/2012 ông Đ được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Anh B muốn khởi kiện ông Đ đòi đất tại Tòa án có cơ sở được chấp nhận không?
  • Tôi nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất thông qua đấu giá theo trình tự thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật . Sau khi đã sang tên Quyền sử dụng đất cho tôi thì bản án bị Tòa án nhân dân Tối cao kháng nghị, sau đó Quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao đã hủy bản án đó. Nay chủ sử dụng đất kiện tôi đò lại tài sản này. Vậy tôi có phải trả lại Quyền sử dụng đất này không? Trả lời:
  • Bố tôi có mảnh đất 296 m2, thuộc thửa 285, tờ bản đồ số 53 xã X, huyện M, tỉnh K đã được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tháng 2/2003. Tháng 6/2006 bố tôi giao cho tôi quản lý sử dụng. Gia đình ông H hàng xóm liền kề đã lấn chiếm 56 m2 để trồng cây. Tôi và gia đình ông H tranh chấp không thể hòa giải được vậy tôi có quyền kiện đòi quyền sử dụng đất đứng tên bố tôi không?Trả lời:
  • Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai được Luật Đất đai 2013 quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 về “Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai” người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu  nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
  • Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về Quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành. Trả lời: Theo quy định tại Điều 91 “Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về Quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành”, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Trang Previous page   1 ... 3 4 5 6 7 ... 19   Next page
Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
Quảng cáo
Tư vấn luật đất đai Sàn giao dịch Bất động sản QC 4