Thống kê
Trực tuyến: 7
Lượt truy cập: 034039
|
.:. Tư vấn Pháp luật lao động
Chế độ của người lao động khi bị tai nạn lao động
Trên đường đi làm việc cho công ty, người lao động không may bị tai nạn tử vong tại chỗ. Như vậy, theo quy định người lao động đó được hưởng chế độ gì? Trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào? (Nguyễn Văn Hậu, Email: Hauhai@gmail.com).
Ảnh minh họa Trả lời: Theo khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”. Đồng thời theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định: “Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 Điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại”. Như vậy, người lao động bị bị tai nạn giao thông trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc được coi là tai nạn lao động. Nếu người lao động vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp này thân nhân người lao động chỉ có thể yêu cầu người gây tai nạn giao thông bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tai nạn giao thông trên thỏa mãn các điều kiện là tai nạn lao động thì thân nhân của người lao động được hưởng các chế độ sau: Khoản 3 điều 107 Bộ Luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)”. Ngoài ra thân nhân của người lao động sẽ được hưởng chế độ tử tuất gồm: trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. 1. Người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng theo quy định tại Điều 63 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, cụ thể: Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội...; Trợ cấp mai táng bằng 10 (mười tháng) lương tối thiểu chung”. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, do đó sau khi chết người lo mai táng cho người lao động sẽ được nhận trợ cấp mai táng theo quy định nêu trên. Nếu người lao động có thân nhân thỏa mãn các quy định của pháp luật còn có thể được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể: “ Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: ... Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;... Khoản 2 điều 64 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.” Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung (Khoản 1 điều 65 Luật bảo hiểm xã hội). Trong trường hợp người lao động không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng thì thân nhân của người lao động sẽ được nhận khoản trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. Nguồn: www.dantri.com.vn Các tin cũ hơn:
|
Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
|