Lĩnh vực hoạt động
Biểu phí tư vấn
Tư vấn pháp luật
Thống kê
Trực tuyến: 6
Lượt truy cập: 036513
.:.  Vụ việc tư vấn
CÓ THẾ CHẤP ĐƯỢC NHÀ ĐẤT KHI VỢ ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI?
Tôi muốn thế chấp nhà và đất của hai vợ chồng tôi để vay vốn ngân hàng. Nhưng vợ tôi đang làm nghiên cứu sinh tại Anh Quốc không về để ký văn bản, hồ sơ thế chấp ngân hàng được. Vậy chung tôi phải làm gì để thực hiện việc thế chấp?



Theo quy định tại Điều 715 Bộ luật Dân sự 2005 về “Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất” và khoản 2 Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005 về “trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở” thì việc thế chấp nhà đất của ông bà phải được lập thành văn bản và được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải được đăng ký thay đổi đăng ký thế chấp tại phòng đăng ký nhà đất.


Đây là tài sản chung của vợ chồng ông bà theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 về “Tài sản chung của vợ chồng”. Do vậy hợp đồng thế chấp phải được cả hai ông bà ký mới hợp pháp.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Dân sự 2005 về “Sở hữu chung của vợ chồng” thì vợ ông có thể ủy quyền cho ông thay mặt bà thực hiện các thủ tục thế chấp tài sản chung của vợ chồng ông bà vay vốn ngân hàng.


Việc ủy quyền này phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp. Theo quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 28) thì trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cần có bản sao chứng thực giấy tò chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký, trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
Đối với việc ủy quyền giữa các cá nhân với nhau tại Việt Nam, văn bản ủy quyền thường được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc được chứng thực tại UBND cấp xã.
Trường hợp ủy quyền của vợ ông, theo quy định tại các Điều 65 Luật công chứng 2006 về “Việc công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài” và Điều 24 Pháp lệnh lãnh sự năm 1990 về “Thực hiện công chứng” thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước Anh (Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam) có thẩm quyền lập văn bản ủy quyền, công chứng văn bản ủy quyền của vợ ông cho ông được đại diện thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thế chấp tài sản chung vợ chồng để vay vốn ngân hàng.


Do đặc thù của việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của ngân hàng , nên các ngân hàng thường yêu cầu văn bản ủy quyền thực hiện việc thế chấp rất chi tiết, cụ thể. Để tránh việc phải làm lại văn bản ủy quyền theo yêu cầu của ngân hàng, vợ ông cần chủ động làm văn bản ủy quyền bao gồm các nội dung cơ bản như: ủy quyền cho ông được thay mặt cho vợ ông thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, thực hiện mọi thủ tục cần thiết với cơ quan hữu quan để thế chấp theo quy định của pháp luật, giải quyết các công việc liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, bàn giao tài sản cho ngân hàng để thay thế nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn kể từ ngày ký kết hợp đồng ủy quyền đến khi bên B giải quyết xong các nghĩa vụ liên quan đến việc thế chấp vay vốn ngân hàng theo quy định của pháp luật.

(Nguồn tham khảo: Xử lý tình huống trong thi hành Luật đất đai 2013 do TS. Nguyễn Minh Hằng chủ biên)
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ:
Chuyên viên tư vấn: Luật sư Mai Tiến Dũng
Điện thoại: 04. 8585.4827 hoặc 0942.730.624
Địa chỉ: Tầng 3, 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Website: http://vnlawfirm.net

Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
Quảng cáo
Tư vấn luật đất đai Sàn giao dịch Bất động sản QC 4