Lĩnh vực hoạt động
Biểu phí tư vấn
Tư vấn pháp luật
Thống kê
Trực tuyến: 2
Lượt truy cập: 036698
.:.  Vụ việc tư vấn
Dự án đường sắt đội giá hơn 300 triệu USD do lỗi chủ đầu tư
Bộ Xây dựng đánh giá việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Cát Linh - Hà Đông thêm hơn 300 triệu USD do lỗi chủ quan của Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế và Tổng thầu. 

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ góp ý về việc điều chỉnh dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Bộ Xây dựng cho rằng việc lập tổng mức đầu tư và điều chỉnh dự án là do lỗi chủ quan của Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế dự án và Tổng thầu EPC.

Thống nhất với kiến nghị điều chỉnh dự án và tổng mức đầu tư, song Bộ này yêu cầu Bộ Giao thông chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu làm rõ các công việc, chi phí đã, đang và chưa thực hiện; các chi phí cần bổ sung để làm căn cứ điều chỉnh dự án; quá trình triển khai cần tuân thủ quy định của hợp đồng đã ký kết.

Dự án này được Bộ Giao thông Vận tải giao Cục đường sắt Việt Nam là Chủ đầu tư, Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là Tư vấn thiết kế, Tổng thầu EPC là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.

tru-2536-1398225374.jpg

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được làm cuốn chiếu từng đoạn do chậm giải phóng mặt bằng. Ảnh: Bá Đô.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam có quy mô lớn và tính chất kỹ thuật phức tạp được nghiên cứu từ năm 2004. Cục Đường sắt Việt Nam và Tư vấn lập dự án (TEDI) đều chưa có kinh nghiệm. Do vậy, một số nội dung trong nghiên cứu thiết kế cơ sở phải thay đổi trong quá trình thiết kế kỹ thuật và thi công sau này để phù hợp thực tế.

Cùng với đó, giá đầu vào một số công trình xây dựng có nhiều biến động nên chi phí dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư được duyệt năm 2008 là 17%, tương ứng 69 triệu USD. Theo tính toán của Chủ đầu tư và TEDI, kinh phí trượt giá cho tổng khối lượng xây lắp phải bổ sung khoảng 134 triệu USD.

Mới đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Giao thông, UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về chất lượng thiết kế cơ sở hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư.

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt - đại diện chủ đầu tư, cho biết những chậm trễ của dự án Cát Linh - Hà Đông có lỗi của Ban quản lý dự án đường sắt, song cần quy trách nhiệm cá nhân cụ thể. Bộ Giao thông đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm cá nhân theo chỉ đạo của Phó thủ tướng.

"Tôi không dám đánh giá vì tôi là người về sau, quá trình lập dự án tôi không được tham gia nên không muốn đưa quan điểm chủ quan", ông Lục nói.

Sau hơn 4 năm triển khai, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành mặt bằng 10 km trong tổng chiều dài 13 km và khu Depot 23 ha, đường nhánh vào Depot. Các nhà thầu đã hoàn thành xây lắp 286 trong tổng số 421 trụ (đạt 75%), thi công 7 trong 12 nhà ga... tổng giá trị khoảng 2.701 tỷ đồng (chiếm 31% giá trị dự án).

Theo kế hoạch mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải, dự án sẽ được khai thác vào tháng 12/2015, chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

Theo Vnexpress

Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
Quảng cáo
Tư vấn luật đất đai Sàn giao dịch Bất động sản QC 4