Thống kê
Trực tuyến: 8
Lượt truy cập: 036516
|
.:. Vụ việc tư vấn
QUYỀN MỞ NGÕ ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
Tôi mua nhà của gia đình anh A, khu đất phía trong. Do vậy muốn đi ra đường tôi phải đi nhờ qua nhà của anh A, trong hợp đồng mua bán anh A cũng đã cam kết dành cho gia đình tôi một lối đi. Nay anh A bán nhà cho anh B, anh B đã ngăn lối đi này lại, nói rằng đó là thỏa thuận giữa gia đình tôi và anh A, anh B không có liên quan.
Hiện nay gia đình tôi bị mắc kẹt ở trong không có lỗi đi. Xin hỏi theo quy định pháp luật thì gia đình tôi có được quyền yêu cầu anh B mở một lối đi cho gia đình tôi và gia đình tôi có phải trả tiền cho gia đình anh B hay không?
Theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 như sau: “1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề. 2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.” Đồng thời, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề quy định: “1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác… 2. Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. 3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của khoản 2 điều này mà không có đền bù.” Như vậy, trong trường hợp nhà và đất của ông/bà bị vây bọc bởi diện tích đất của gia đình anh B, không có lối ra đường công cộng, thì ông/bà có quyền yêu cầu và anh B có nghĩa vụ phải dành lối đi cho gia đình ông/bà. Việc đền bù sẽ do các bên thỏa thuận. Ở đây chia làm hai trường hợp: - Trường hợp 1: Nếu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình anh A có ghi về việc dành lỗi đi chung hoặc ông/bà đã có thỏa thuận với gia đình anh A về việc đền bù hoặc sử dụng lối đi không có đền bù kể cả khi chuyển giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác thì khi chuyển giao nhà và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nah B, gia đình A có nghĩa vụ thông báo cho anh B biết về thỏa thuận đó và anh B buộc phải biết tình trạng thửa đất mình mua và dành lối đi theo như đã thỏa thuận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ghi hoặc theo biên bản thỏa thuận giữa gia đình ông/bà và gia đình anh A. Nếu gia đình anh A không thông báo thì anh A có nghĩa vụ phải hoàn trả khoản tiền đền bù đó cho anh B (nếu anh B có yêu cầu đền bù do việc dành lối đi cho gia đình ông/bà). - Trường hợp 2: Gia đình ông/bà chỉ có thỏa thuận với ông A về việc sử dụng lối đi chung nhưng không nói đến nghĩa vụ của người thứ ba, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không có đăng ký về việc sử dụng lối đi chung thì gia đình anh B (người nhận chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh A) không bị ràng buộc vào thỏa thuận giữa gia đình ông bà và gia đình anh A. Tuy vậy, anh B vẫn có nghĩa vụ phải dành cho gia đình ông/bà lối đi chung và ông/bà phải hoàn trả cho anh B một khoản đền bù do hai bên thỏa thuận. Quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản liền kề là nội dung mới trong Luật Đất đai 2013, trong đó quy định cụ thể về việc “đăng ký” quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho gia đinhf ông/bà, ông nên đề thỏa thuận với anh B về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
(Nguồn tham khảo: Xử lý tình huống trong thi hành Luật đất đai 2013 do TS. Nguyễn Minh Hằng chủ biên) Các tin cũ hơn:
|
Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
|