Thống kê
Trực tuyến: 7
Lượt truy cập: 036527
|
.:. Vụ việc tư vấn
SỔ ĐỎ ĐỨNG TÊN CHỒNG, VỢ CÓ QUYỀN SỞ HỮU KHÔNG?
Năm 1998, vợ chồng tôi nhận chuyển nhượng nhà đất để cho đỡ mất thời gian của cả hai vợ chồng, chúng tôi đã thống nhất chỉ có chồng tôi đứng ra làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở chỉ mang tên chồng tôi. Nay chồng tôi thế chấp nhà đất đó để vay vốn ngân hàng, tôi có phải ký tên trên hợp đồng thế chấp không?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về “Tài sản chung của vợ chồng” thì nhà đất này hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung của hai ông bà cho dù trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mang tên của chồng bà. Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 219 Bộ luật Dân sự 2005 về “Sở hữu chung của vợ chồng” thì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất (tức là phần quyền sở hữu của bà và chồng bà không được xác định riêng rẽ trong khối tài sản chung), vợ chồng bà có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Do vậy khi chồng bà thế chấp nhà đất của hai vợ chồng để vay vốn ngân hàng thì việc thế chấp phải do hai vợ chồng bà cùng thống nhất và hợp đồng phải có tên và chữ ký của cả hai vợ chồng ông bà mới hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp bà không muốn trực tiếp ký vào hợp đồng thế chấp thì theo khoản 3 Điều 219 nói trên và Điều 581 Bộ luật Dân sự 2005 về “Hợp đồng ủy quyền” thì bà có thể ủy quyền cho chồng bà thay mặt bà ký vào hợp đồng thế chấp vay vốn ngân hàng. (Nguồn tham khảo: Xử lý tình huống trong thi hành Luật đất đai 2013 do TS. Nguyễn Minh Hằng chủ biên) Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
|
Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
|