Thống kê
Trực tuyến: 11
Lượt truy cập: 036558
|
.:. Vụ việc tư vấn
Thành phần bắt buộc tham gia hòa giải tranh chấp đất đai
Bà Nguyễn Thị C có đơn khởi kiện ra TAND huyên L tỉnh H đề nghị Tòa án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 300 m2 đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ giữa vợ chồng bà va vợ chồng ông Nguyễn Văn D là vô hiệu. Lý do bà C đưa ra là khi chuyển nhượng diện tích đất trên vợ chồng bà đang thế chấp vay vốn tại Ngân hàng E, nhưng do vợ chồng bà bị ông D ép buộc trước thềm Đại hội Đảng nếu vợ chồng bà C không bán cho ông D, ông D sẽ làm đơn từ kiện cáo chồng bà C, gửi các cấp nhằm làm mất uy tín của chồng bà, vì vậy vợ chồng bà phải viết giấy chuyển nhượng cho ông D diện tích đất trên.
Tòa án đã tiến hành thụ lý vụ án theo quy định của BLTTDS. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã phát hiện ra tại biên bản hòa giải của UBND thị trấn K nơi có đất mà ác bên đang tranh chấp thiếu các đương sự. Cụ thể biên bản hòa giải không có chồng và các con đủ 15 tuổi trở lên của vợ chồng bà C là thành viên của hộ gia đình và Ngân hàng E. Do đó Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Căn cứ để Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án là theo quy định tại khoản 2, Điều 135 Luật Đất đai 2003 và khoản 4 Điều 189 của BLTTDS với lý do “Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án”. Sau khi ra quyết định, Thẩm phán đã tiến hành giao quyết định, Thẩm phán đã tiến hành giao quyết định cho các đương sự trong vụ án và hướng dẫn các đương sự về liên hệ với UBND thị trấn K để được hòa giải. Vậy theo Luật Đất đai năm 2013 và pháp luật tố tụng dân sự, thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở được xác định như thế nào? Trả lời (có tính chất tham khảo): Việc hiểu thống nhất về các bên tranh chấp đất đai là cơ sở để UBND xã, phường nơi có đất tranh chấp đến trụ sở để tiến hành hòa giải tranh chấp. Tuy nhiên, trong thực tiễn có nhiều cách hiểu khác nhau về việc xác định các bên tranh chấp trong vụ án tranh chấp đất đai. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Khi nhận được đơn đề nghị giải quyết của công dân, UBND xã nơi có đất tranh chấp phải có trách nhiệm thông báo hoặc mời không chỉ đối với nguyên đơn bà C và bị đơn vợ chồng ông D mà còn phải có trách nhiệm thông báo hoặc mời chồng bà C và thậm chí còn phải hỏi xem các thành viên trong hộ gia đình bà C gồm những ai, phần đất tranh chấp này có thế chấp không … để mời họ tham gia phiên hòa giải. Việc UBND xã đã không hỏi bà C để nắm được các thành viên trong gia đình trong khi đó Giấy chứng nhận QSDĐ là cấp cho hộ gia đình bà C là vi phạm quyền lợi của chồng và các con bà C, các thành viên trong hộ gia đình. Bên cạnh đó, UBND xã không mời Ngân hàng E tham gia hòa giải, trong khi diện tích đất tranh chấp trên đang được thế chấp tại ngân hàng. Do đó, khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải kiểm tra , nếu phát hiện thiếu một trong các thành phần nêu trên phải ra thông báo trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Nếu tòa án đã thụ lý vụ án, thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ với những căn cứ đó là đúng quy định của pháp luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Trong trường hợp này, UBND thị trấn K chỉ cần mời vợ chồng bà C, vợ chồng ông D và đại diện của Ngân hàng E đến trụ sở UBND để tiến hành hòa giải là đúng quy định của pháp luật. Hiểu các bên tranh chấp ở đây phải căn cứ vào đơn của bà C khởi kiện vợ chồng ông D. Không thể cho rằng khi nhận đơn của bà C, UBND nơi có đất tranh chấp cần phải xác định các thành viên của hộ gia đình bà C gồm những ai, phần tranh chấp này có thế chấp cho chủ thể nào không, có ai có đóng góp duy trì tôn tại tài sản tranh chấp và tất cả các bên liên quan khá để mời họ tham gia phiên hòa giải, trong khi họ không hề tranh chấp về thực tế. - Việc yêu cầu trong buổi hòa giải phải có đầy đủ cả người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là vượt quá khả năng của UBND xã nơi có đất tranh chấp, chưa kể đến trường hợp người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là con của vợ chồng bà C đang học tập và sinh sống ở nước ngoài. - Khi xác định các bên đương sự trong tranh chấp đất đai, không chỉ nhìn đơn thuần vào những biểu hiện tranh chấp thực tế mà phải nhìn trên cả phương diện tranh chấp về khía cạnh pháp lý. - Chúng tôi cho rằng, việc UBND xã nơi có đất tranh chấp tiến hành thủ tục hòa giải theo đơn khởi kiện bao gồm: nguyên đơn bà C, bị đơn vợ chồng ông D và người có quyền lợi liên quan là chồng bà c và các con của bà C, ngân hàng E là đảm bảo quy định của pháp luật về xác định các bên đương sự trong tranh chấp đất đai.
(Nguồn tham khảo: Xử lý tình huống trong thi hành Luật đất đai 2013 do TS. Nguyễn Minh Hằng chủ biên) Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ: Chuyên viên tư vấn: Luật sư Mai Tiến Dũng Điện thoại: 04. 8585.4827 hoặc 0942.730.624 Địa chỉ: Tầng 3, 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Website: http://vnlawfirm.net Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
|
Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
|