Lĩnh vực hoạt động
Biểu phí tư vấn
Tư vấn pháp luật
Thống kê
Trực tuyến: 8
Lượt truy cập: 036553
.:.  Vụ việc tư vấn
Xây nhà sau khi thế chấp đất với ngân hàng xử lý thế nào?
Tôi có thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để vay vốn ngân hàng, sau đó xây dựng trên đất một ngôi nhà bốn tầng mà không ký kết với ngân hàng hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thế chấp thêm ngôi  nhà mới xây, trong trường hợp tôi không trả được nợ vay và bị ngân hàng xử lý tài sản thế chấp thì ngôi nhà của tôi có bị xử lý không?

Việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp này được thực hiện theo Nghị định 11/2012, quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 278 về “Đầu tư vào tài sản thế chấp” và khoản 3 Điều 68 về “Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý”.

Theo đó, có hai trường hợp xảy ra:

-          Nếu ông là chủ sở hữu của ngôi nhà bốn tầng mới xây:

Do ngôi nhà của ông là tài sản gắn liền với thửa đất đã thế chấp, không thể tách rời ra khỏi thửa đất nên khi phải xử lý tài sản thế chấp ngân hàng có quyền xử lý cả thửa đất và ngôi nhà bốn tầng đó.

Khi xử lý tài sản, ông và ngân hàng có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định trị giá quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và giá trị ngôi nhà trên đất.

Ông sẽ được ưu tiên thanh toán lại phần giá trị của ngôi nhà này, trừ trường hợp có thỏa thuận với ngân hàng.

-          Nếu ông không là chủ sở hữu của ngôi nhà bốn tầng mới xây mà người khác mới là chủ sở hữu của ngôi nhà đó theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp:

Ngân hàng chỉ được xử lý quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để thu hồi nợ, không xử lý ngôi nhà. Người chủ sở hữu ngôi nhà đó được tiếp tục sử dụng ngôi nhà theo thỏa thuận giữa ông và người chủ sở hữu ngôi nhà, trừ trường hợp ông và người đó có thỏa thuận khác.

Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông được quy định trong thỏa thuận giữa ông và người chủ sở hữu ngôi nhà trên thửa đất mà họ nhận chuyển nhượng.

Khi xử lý tái sản thế chấp, nếu ngân hàng và bên thế chấp thống nhất với nhau về phương thức xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tài sản gắn liền với đất thì thực hiện xử lý theo phương thức đã thỏa thuận.

Nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp thì theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 163/2006 về “Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý”, quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tài sản gắn liền với đất sẽ được bán đấu giá theo quy định cảu pháp luật.

(Nguồn tham khảo: Xử lý tình huống trong thi hành Luật đất đai 2013 do TS. Nguyễn Minh Hằng chủ biên)

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ:
Chuyên viên tư vấn: Luật sư Mai Tiến Dũng
Điện thoại: 04. 8585.4827 hoặc 0942.730.624
Địa chỉ: Tầng 3, 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Website: http://vnlawfirm.net

Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
Quảng cáo
Tư vấn luật đất đai Sàn giao dịch Bất động sản QC 4